Quy chế niêm yết và giao dịch

1. Nguyên tắc chung về niêm yết hợp đồng tương lai
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành Mu hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và Mu hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP và khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp mã giao dịch cho hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP.
  • Khi một hợp đồng tương lai đáo hạn, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp mã giao dịch và niêm yết hợp đồng tương lai có thời gian đáo hạn mới vào ngày giao dịch kế tiếp ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai đáo hạn.
2. Nội dung mẫu hợp đồng tương lai
  • Nội dung mẫu hợp đồng tương lai do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP; khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC, bao gồm các điều khoản sau:
    • Tên hợp đồng tương lai.
    • Mã giao dịch.
    • Tài sản cơ sở.
    • Quy mô hợp đồng tương lai.
    • Hệ số nhân hợp đồng tương lai.
    • Ngày niêm yết.
    • Phương thức giao dịch.
    • Tháng đáo hạn.
    • Thời gian giao dịch.
    • Bước giá.
    • Đơn vị yết giá.
    • Giá tham chiếu.
    • Biên độ dao động giá.
    • Giới hạn lệnh.
    • Giới hạn vị thế (theo Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
    • Ngày giao dịch cuối cùng.
    • Ngày thanh toán cuối cùng.
    • Phương thức thanh toán.
    • Phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày (theo Quy chế nghiệp vụ của Tng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
    • Phương thức xác định giá thanh toán cuối cùng (theo Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
    • Mức ký quỹ (theo Quy chế nghiệp vụ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam).
    • Tiêu chuẩn trái phiếu chuyển giao (đối với Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ).
    • Các điều khoản khác.
  • Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều khoản trong mẫu hợp đồng tương lai do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện sau khi thng nht với Tng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Mã giao dịch
  • Cấu trúc mã giao dịch của hợp đồng tương lai bao gồm 03 nhóm ký tự thể hiện các nội dung sau:
    • Tài sản cơ sở.
    • Loại hợp đồng tương lai (F-hợp đồng tương lai).
    • Thời gian đáo hạn.
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện cấp mã giao dịch của hợp đồng tương lai theo quy định tại mẫu hợp đồng tương lai.
4. Tài sản cơ sở
  • Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
5. Tháng đáo hạn
  • Tháng đáo hạn được quy định tại Mu hợp đồng tương lai.
  • Việc điều chỉnh tháng đáo hạn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam.
6. Quy mô hợp đồng và hệ số nhân hợp đồng tương lai
  • Quy mô hợp đồng của hợp đồng tương lai được xác định như sau:
    • Đối với hợp đồng tương lai chỉ số, quy mô hợp đồng tương lai chỉ số = (điểm chỉ s) x (hệ số nhân hợp đồng).
    •  Đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, quy mô hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ = (mệnh giá trái phiếu Chính phủ cơ sở) x (hệ số nhân hợp đồng).
  • Việc thay đổi điều khoản về quy mô hợp đồng tương lai và hệ số nhân hợp đng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định Số 20/QĐ-HĐTL của SGDCK Việt Nam.
7. Hủy niêm yết
  • Việc hủy niêm yết đối với hợp đồng tương lai thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 15 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP.
*Quy chế niêm yết và giao dịch HĐTL theo Quyết định số 20/QĐ-HĐTV của SGDCK Việt Nam ban hành ngày 20 tháng 05 năm 2022. Chi tiết xem tại đây